Lượt xem: 358

Hội nghị chuyên đề về tín dụng cho nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 23/2, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị chuyên đề về tín dụng trong nuôi trồng thủy sản. Dự và chỉ đạo Hội nghị có các đồng chí: Trần Văn Lâu – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Văn Hiểu - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Vương Quốc Nam – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, các tổ chức tín dụng, cùng các hiệp hội, hợp tác xã, hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.

 


Đồng chí Trần Văn Lâu – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo hội nghị

 

    Thời gian qua, trên cơ sở quy hoạch vùng nuôi, tỉnh Sóc Trăng đã chỉ đạo tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng kế hoạch phát triển, ứng dụng công nghệ trong sản xuất tôm. Qua đó, diện tích nuôi thủy sản ngày càng mở rộng, đến năm 2021 đạt 76.530 ha; trong đó, diện tích nuôi tôm nước lợ 53.000 ha với sản lượng trên 183 nghìn tấn. Nhiều mô hình hiệu quả được nhân rộng như mô hình tôm – lúa, mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn, nuôi tôm semi biofloc,... từ đó tạo được vùng nguyên liệu ổn định, an toàn cung ứng cho các nhà máy chế biến trong tỉnh. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm công nghệ cao vẫn còn khá khiêm tốn so với tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của tỉnh, nguyên nhân chủ yếu do hộ nuôi chưa đủ điều kiện tham gia nguồn vốn tín dụng hỗ trợ sản xuất từ các ngân hàng, rủi ro trong quá trình sản xuất khiến tỉ lệ nợ xấu tăng cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều tổ chức tín dụng còn khá e dè trong việc giải ngân vốn vay cho các hộ nuôi. Trong năm 2021, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng  có 11 tổ chức tín dụng đầu tư vốn cho 05 doanh nghiệp và 10.485 hộ nuôi tôm, dư nợ cho vay nuôi trồng thủy sản đến cuối năm 2021 là 6.854 tỷ đồng. Theo kế hoạch năm 2022, các tổ chức tín dụng trên địa bàn dự kiến tiếp tục đầu tư tăng trưởng tín dụng cho vay đối với lĩnh vực nuôi tôm ước khoảng 56,5 tỷ đồng.

    Tại hội nghị, đại diện UBND các huyện, thị xã, thành viên hiệp hội, hợp tác xã và hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đã trình bày rõ về những hiệu quả, khó khăn và thuận lợi trong quá trình phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao. Trực tiếp đối thoại cùng các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh để thống nhất giải pháp khả thi, giải quyết điểm nghẽn trong chính sách tín dụng đầu tư cho sản xuất tôm nước lợ. Nhiều đại biểu cho rằng, một trong những bất cập trong đang tồn tại trong tín dụng nuôi trồng thủy sản là khoản vay còn khá thấp so với tài sản được thế chấp, số vốn giải ngân còn khá hạn chế so với mức kinh phí cần thiết để đầu tư phát triển mô hình theo hình thức công nghệ cao...

    Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Trần Văn Lâu – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cơ quan chuyên môn khẩn trương phối hợp cùng chính quyền địa phương tại các vùng nuôi tôm trọng điểm để triển khai nhanh các đề xuất, kiến nghị khả thi đã được trình bày tại hội nghị. Yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn cần tham mưu Trung ương các cơ chế, chính sách thông thoáng hơn trong tín dụng cho nuôi trồng thủy sản để bà con nuôi tôm có cơ hội phục hồi và tiếp tục đầu tư sản xuất, hộ nuôi tôm cần giữ chữ tín trong việc chấp hành các quy định, thủ tục có liên quan mà các tổ chức tín dụng đề ra, chuyên nghiệp hóa trong quá trình phát triển nghề nuôi để đạt hiệu quả kinh tế tốt nhất. Về lâu dài, tỉnh Sóc Trăng sẽ xây dựng Đề án Nuôi tôm công nghệ cao trên địa bàn tỉnh, quy hoạch vùng nuôi cụ thể để nghề nuôi tôm nước lợ của tỉnh nhà phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có.

Ngọc Thơ



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 77
  • Hôm nay: 55
  • Trong tuần: 70,482
  • Tất cả: 11,802,489